Cách bảo vệ môi trường qua lăng kính trẻ nhỏ

Dưới góc nhìn học sinh, khái niệm phát triển bền vững trở nên gần gũi hơn, bắt đầu từ hành trình phân loại rác tại nguồn.

Bảo vệ môi trường và phát triển bền vững theo nền kinh tế tuần hoàn là một thách thức cho cả công dân cũng như các nhà lãnh đạo toàn cầu. Qua lăng kính của thế hệ trẻ, bảo vệ môi trường là hành trình chung tay bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, như dự án Phân loại rác tại nguồn của các em học sinh tiểu học ở xã Long Sơn, Bà Rịa-Vũng Tàu.

Cụ thể, các bạn nhỏ đã bắt đầu hành trình giải cứu rác thải ngay từ việc hiểu rõ giá trị của rác thải. Dưới sự hỗ trợ của các thầy cô giáo, nhân viên SCG và Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hóa dầu Long Sơn (LSP), các em được tham gia nhiều buổi chia sẻ kiến thức hữu ích để hiểu hơn về vòng đời của rác, cách phân loại và kinh tế tuần hoàn. Bằng cách này, học sinh phân biệt được từng loại rác và quy trình tái chế cho mỗi loại rác khác nhau để mang lại hiệu quả tốt nhất cho môi trường.

3 BÀI HỌC TỪ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC CỦA HỌC SINH

Trau dồi kiến thức về phân loại rác thải rất quan trọng để có thể bảo vệ môi trường đúng cách.

Theo đại diện SCG, những hoạt động này góp phần giúp các em hiểu rằng rác không vô giá trị, mà ngược lại, việc xử lý đúng đắn sẽ giúp bảo vệ môi trường, đồng thời góp phần mang đến cuộc đời mới cho rác thải. Chia sẻ về trải nghiệm này, em Đỗ Thảo Vy (học sinh lớp 4 trường Tiểu học Long Sơn 1) cho biết: "Các cô chú Tập đoàn SCG, LSP và mGreen hướng dẫn rất dễ hiểu, giúp con hiểu được lợi ích của việc phân loại rác thải nơi học tập đối với môi trường".

Bên cạnh những hoạt động chia sẻ chuỗi kiến thức, học sinh tiểu học xã Long Sơn còn phối hợp triển khai dự án "Phân loại rác tại nguồn". Dự án được chia nhỏ thành ba giai đoạn: Phân loại rác - thu gom rác - tái chế rác.

Ở giai đoạn phân loại rác, những học sinh tham gia có thể tích điểm đổi rác lấy quà trên ứng dụng phân loại và thu gom rác tái chế mGreen. Trường cũng thành lập các đội Đại sứ môi trường là những em học sinh gương mẫu chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các thùng rác phân loại. Các lớp cũng tổ chức thi đua và trao thưởng Nhà giấy Doozypack Paper Playhouse, được làm từ giấy tái chế, cho lớp thực hành tốt nhiệm vụ phân loại rác thu gom được nhiều rác tái chế. Nhờ đó, các em không chỉ chủ động tham gia mà còn tích cực kêu gọi bố mẹ cùng tham gia. Không chỉ giới hạn ở hoạt động hàng tuần, dự án cũng mở rộng với Ngày hội phân loại rác tại nguồn và Tích điểm đổi quà, cũng như tổ chức cuộc thi Khoảnh khắc đại sứ môi trường.

3 BÀI HỌC TỪ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC CỦA HỌC SINH - 1

Những hoạt động thú vị giúp việc phân loại rác trở nên thú vị với hơn.

Dự án Phân loại rác tại nguồn đã nhận sự hỗ trợ từ tập thể giáo viên hai trường tiểu học xã Long Sơn, công ty Hóa dầu Long Sơn, tập đoàn SCG, tổ chức xã hội mGreen và công ty thu gom rác địa phương Gia Linh. "Sự tiếp sức từ tập đoàn hàng đầu trong định hướng phát triển bền vững theo mô hình nền kinh tế tuần hoàn cùng đơn vị giải pháp công nghệ trong phân loại, thu gom và xử lý chất thải tái chế đã giúp các bạn nhỏ hoàn thành dự án ý nghĩa này", đại diện ban tổ chức chia sẻ.

Theo đó, dự án các em nhỏ thực hiện đã thu hút sự tham gia của gần 700 người trong sự kiện đổi rác lấy quà, phân loại và thu gom được 1,5 tấn rác thải các loại. Hành trình này đã truyền cảm hứng đến thế hệ trẻ và mở rộng dự án Phân loại rác sang cuộc thi ảnh "Tôi chọn giảm rác, tăng xanh mỗi ngày". Tại đây, các bạn trẻ sẽ đóng góp những giải pháp của mình để biến rác thải thành rác không thải và chia sẻ đến cộng đồng. Sau một tháng diễn ra, chương trình đã thu hút gần 50 người tham gia, nổi bật là hot blogger Sunhuyn. Cô bạn đã chia sẻ ý tưởng tái chế chai nhựa thành chậu cây và khuyến khích người hâm mộ cùng tham gia cuộc thi.

Dự án Rác không thải lần này cũng đánh dấu cột mốc của SCG và Công ty Hoá dầu Long Sơn trong việc quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam qua Hợp tác công tư về xây dựng nền kinh tế tuần hoàn được ký kết bởi Bộ Tài Nguyên và Môi trường, Công ty Dow Việt Nam và Unilever Việt Nam.

3 BÀI HỌC TỪ DỰ ÁN PHÂN LOẠI RÁC CỦA HỌC SINH - 2

Hợp tác công tư cho thấy sự đồng hành của Chính phủ và doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường.

Dự án "Phân loại rác thải" là một trong những hoạt động hợp tác công tư (PPC) xây dựng nền kinh tế tuần hoàn trong việc quản lý rác thải nhựa tại Việt Nam, được ký kết bởi Bộ Tài nguyên và Môi trường, tập đoàn SCG và Công ty Hoá dầu Long Sơn, Công ty Dow Việt Nam, Công ty Unilever Việt Nam. Thông qua đó, dự án kêu gọi sự hưởng ứng từ phía gia đình và nhà trường để nhân rộng mô hình trong cộng đồng vì một hành tinh xanh, sạch đẹp..

Thế Đan
Ảnh: SCG

Nguồn: vnexpress.net

 

: Cách bảo vệ môi trường qua lăng kính trẻ nhỏ

Đăng ký nhận tin

Nhận thông tin sản phẩm mới nhất, tin khuyến mãi và nhiều hơn nữa.